Tùy vào từng môn thể thao sẽ có cách chọn giày Sneaker khác nhau, sao cho phù hợp nhất. Đặc biệt với dân nghiện “Gu Sport ”cần phải chú ý đến điều này nhiều hơn. Vậy bạn cần phải lựa chọn như thế nào cho đúng? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách thực hiện điều đó.
Chạy bộ
Kiểu bàn chân và mức độ hấp thụ sốc là 2 điểm bạn cần lưu ý khi chọn giày chạy bộ. Bạn cũng có thể quan tâm đến trọng lượng, màu sắc, thương hiệu,.. nhưng tôi muốn bạn để tâm tới công dụng nhiều hơn là vẻ bề ngoài. Bàn chân bạn thường sẽ nằm ở 1 trong 3 loại sau: bình thường, lật trong hoặc lật ngoài cùng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bạn cơ thể tự mình kiểm tra thông qua quan sát độ mòn của đế giày đang mang hoặc đến của hàng nhờ người kiểm tra giúp.
Đối với lật trong, bạn cần chọn giày Sneaker có cấu trúc cứng cáp để kìm hãm bớt sự lật chân. Ngược lại, một đôi giày với nhiều đệm sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Nếu bình thường, việc của bạn chỉ cần tìm đôi giày vừa đủ đệm và độ vững chắc là được. Mức độ hấp thụ sốc là điểm thứ 2 bạn cần lưu tâm. Đặc biệt đối với người chạy đường dài hoặc tần suất chạy nhiều càng phải để ý đến điều này. Những chấn thương như đâu đầu gối hay đau thắt lưng đều từ nguyên nhân này mà ra.
Trekking, Hiking ( đi bộ đường dài)
Tương tự với chạy bộ thì đi bộ đường dài cũng cần phải có sự kết hợp giữa hỗ trợ đệm và mức độ bảo vệ bàn chân nhưng ở mức cao hơn. Hơn nữa, những người đi bộ đường dài còn phải đối mặt với địa hình và điều kiện thời tiết xấu. Khi đó, chức năng chống thấm, chống trơn trượt sẽ là ưu tiên quan trọng khi lựa chọn giày Sneaker. Ngoài bàn chân ra, mắt cá chân là chỗ bạn cần chăm sóc đặc biệt. Nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến trải nghiệm của bạn đấy.
Đạp xe
Tuy có thể mang bất kỳ loại giày nào để đạp xe. Nhưng bạn cũng nên trang bị cho mình một đôi giày Sneaker chuyên dụng cho đạp xe. Vì sao lại vậy? Đầu tiên phải nói đến là chúng rất cứng cáp giúp tiết kiệm năng lượng. Lấy ví dụ: bạn dùng giày chạy bộ để đạp xe, bộ hấp thụ sốc trong giày chạy bộ sẽ hấp thụ năng lượng, gây phung phí khi bạn đang đua xe đạp. Không chỉ có vậy, với thiết kế gắn chặt chân bạn vào bàn đạp sẽ giúp tối ưu hóa mọi cử động chân. Từ đó giúp tiết kiệm kha khá năng lượng cho bạn. Chung quy lại, sử dụng một đôi giày đạp xe chuyên dụng là điều cần thiết khi bạn muốn tối đa hiệu năng khi đạp xe.
Các môn thể thao trên sân cứng
Các môn bóng rổ, bóng chuyển, quần vợt, cầu lông yêu cầu cao về mặt di chuyển. Bạn cần di chuyển nhanh theo nhiều hướng khác nhau và khả năng làm chủ tốc độ. Giày Sneaker có đế quá cao sẽ không phải sự chọn lựa sáng suốt vì sẽ dễ gây chấn thương. Giày chạy lại không được thiết kế cho những bước di chuyển ngang. Trong trường hợp này, bạn cần chọn giày có đế với nhiều rãnh nhỏ gợn sóng để hỗ trợ di chuyển nhiều hướng. Đồng thời những rãnh riêng ở phần đế dưới mu trước bàn chân sẽ làm tăng khả năng kiểm soát và linh hoạt phản ứng theo hướng bóng. Cổ giày cao cũng giúp bạn hạn chế bong gân ở mắt cá chân trong khi bật nhảy.
Thể thao ngoài trời
Bóng đá là một môn thể thao ngoài trời phổ biến. Thường được diễn ra trên cỏ thật hoặc cỏ nhân tạo. Đôi giày cần trang bị hệ thống đế đặc biệt bằng đinh để giúp tối ưu hóa độ bám với mặt sân.